Uống nước nhớ nguồn


Ẩm thủy tư nguyên

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

Câu đối;


 CƯƠNG THỔ QUỐC GIA GIỮ  ĐƯỢC NHỜ CÓ SỬ  SÁCH GHI CHÉP

ĐỨC SÁNG TỔ TIÊN  PHÁT HUY BỞI CÓ GIA PHẢ  LƯU TỒN

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

TẢN MẠN VỀ TUỔI ĐỜI

Tô Kiều Ngân




Nhiều người khi luận bàn về tuổi thọ của đời người và từng tính cách khác nhau của từng lứa tuổi, thường viện dẫn câu nói mà họ cho rằng của Khổng Tử: "Tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập cổ lai hi".

Quả Khổng Từ, qua "Luận ngữ" có bàn đến vấn đề này, nhưng câu nói không què quặt như câu trên. Nói như trên, không những đã "đầu Ngô, mình Sở", đem râu ông nọ đặt cằm bà kia mà thậm chí còn thiếu đầu, thiếu đuôi. Câu nói của Khổng Tử mà học trò ông ghi lại trong Luận ngữ nguyên văn như sau:
Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục bất du củ"

Nghĩa là: "Ta mười lăm tuổi để hết tâm trí vào việc học, ba mươi tuổi kiến thức đã vững vàng, bốn mươi tuổi không nghi hoặc điều gì, năm mươi tuổi biết mệnh trời, sáu mươi tuổi nghe lời người là hiểu được , bẩy mươi tuổi muốn điều gì là tùy tâm mình mà không vượt ra khuôn phép, quy củ".
Câu: "Người đời bẩy mươi tuổi xưa nay hiếm (nhận sinh thất thập cổ lai hi) là câu thứ tư của bài thứ hai, tên Khúc Giang (nhị thư) của Thi hào Đổ Phủ.
Ông Đỗ tả cảnh chiều chiều, sau khi từ cơ quan về, thường hay ghé quán rượu bên sông Khúc Giang, đem áo cầm thế lấy tiền uống rượu. Ông cho rằng uống rượu chịu, mắc nợ rượu thì ở nơi nào cũng có. Người sống ở đời ít có ai sống thọ đến 70 tuổi, vậy hãy cùng nhau tạm vui cho thỏa, đừng có phụ phàng.
Xin chép nguyên văn bài thứ hai của Khúc Giang (nhị thư):

Triều hồi nhật nhật điển xuân y
Mỗi nhật giang đầu tận túy quy
Tửu trái tầm thường hành xứ hữu
Nhân sinh thất thập cổ lai hy
Xuyên hoa giáp điệp thâm thâm hiện
Ðiểm thủy thanh đình khoản khoản phi
Truyền ngữ phong quang cộng lưu chuyển
Tạm thời tương tống mạc tương vi


Dịch Thơ
Sông Khúc

Khỏi bệ vua ra cố áo hoài
Bến sông say khướt, tối lần mai
Nợ tiền mua rượu đâu không thế ?
Sống bảy mươi năm đã mấy người ?
Bươm bướm luồn hoa phơ phất lượn
Chuồn chuồn rỡn nước lửng lơ chơi
Nhắn cho quang cảnh thường thay đổi
Tạm chút chơi xuân kẻo nữa hoài.

Bản dịch: Tản Ðà

Xem thế, ta thấy trong lời Khổng Tử không thể nào có thơ của Đỗ Phủ, chỉ là do cái đà "ngũ thập, lục thập mà người ta đã ghép thêm cái "thất thập" của họ Đỗ vào và nói thọ "bảy mươi là chuyện hiếm chứ không nói rằng đến tuổi bảy mươi thì sẽ như thế nào?

Trở lại với cụ Khổng, ta thấy đây chỉ là nhận xét riêng của cụ về từng cấp độ khác nhau của tuổi tác và cụ nói là nói về mình với tư cách của một con người của thời Xuân Thu, của một vị "Vạn thế sư biểu".

Thời của cụ, tuổi thọ trung bình là 40,50. Thời của chúng ta đã khác xa, có người sống đến 80,90, thậm chí 105 tuổi hoặc 110 tuổi. Cho nên Khổng Tử dừng lại ngang tuổi 70 mà không nói tiếp là đến 80, 90 tuổi thì tính cách của con người sẽ như thế nào. Riêng cụ sinh năm 551 mất năm 479 trướng Công nguyên, thọ 72 tuổi, cho nên cụ không bàn thêm là phải. Về cái khoản "Nhi nhĩ thuận" thì "nghe gì hiểu nấy" còn bao hàm cái ý đến tuổi 60 cụ đã chín chắn lắm rồi nên lời phải, lời trái gì cụ nghe cũng lọt tai. Nghe để bình tĩnh suy gẫm, gạn đục khơi trong, để phát hiện ra nghĩa lý hay đẹp chứ không như người thường hễ nghe lời trái tai là đã vội nổi sùng!

Về câu: "Ngũ thập tri thiên mệnh" có sách giảng là "biết rõ những quy luật nhiệm mầu của tạo hóa". Phải đợi đến 50 tuổi mới biết điều đó e có "hơi bị muộn màng lắm không, trong khi từ tuổi 40, Khổng Tử đã không còn nghi hoặc điều gì nữa, tức là đã nắm vững mọi lẽ.

Thực tế cho biết, năm 50 tuổi Khồng Tử mới ra làm quan. Chỉ trong một thời gian ngắn, vì bất đồng chính kiến vời Lỗ Hầu, ông xin từ quan và cùng học trò di chu du liệt quốc. Đến đây ông cũng không được trọng dụng nên Khổng Tử biết rằng Trời không cho ông thành công trên đường chính trị mà muốn ông là một hiền triết, một nhà giáo dục. Bèn lui về mở trường dạy học, trước tác sách vở, san định kinh điển, người ở các nơi theo học với ông rất đông, có đến 3000 môn sinh, trong đó có 72 người được gọi là người hiền.
Bản thân Khổng Tử được tôn là "Vạn thế sư biểu" tức là ông "thầy của vạn đời". Khổng Tử rất tôn kính "mệnh trời". Ông từng nói: "Quân tử có ba điều sợ, sợ mệnh đời, sợ các bậc đại nhân, sợ những lời nói của thánh nhân".

Rốt lại, câu nói mà chúng ta đang xét là lời của Khổng Tử tự nói về mình, khởi đầu với chữ Ta (ta mười lăm tuổi . . .) chứ không phải là tiêu chuẩn đặt ra cho mọi người noi theo. Mà noi sao được khi mỗi ngừơi mỗi cá tính, mỗi hoàn cảnh, thêm nữa mỗi thời mỗi khác, thời điện tử đâu phải là thời Xuân Thu!

Đình Đức st


Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

Ngày Hoàng Đạo và Hắc Đạo


Cách tính ngày hoàng đạo, hắc đạo?

Bảng kê ngày hoàng đạo, hắc đạo theo lịch can chi từng tháng.
Tháng âm lịch
Ngày hoàng đạo (tốt)
Ngày hắc đạo (xấu)
Giêng, bảy
Hai, tám
Ba, chín
Tư, mười
Năm. một
Sáu, chạp
Tý, sửu, tị, mùi
Dần, mão, mùi, dậu
Thìn, tị,dậu, hợi
Ngọ, mùi, sửu, dậu
Thân,dậu, sửu, mão
Tuất, hợi, mão, tị
Ngọ, mão, hợi, dậu
Thân, tị, sửu, hợi
Tuất, mùi, sửu, hợi
Tý, dậu, tị, mão,
Dần, hợi, mùi, tị
Thìn, sửu, dậu, mùi
Đối chiếu bảng trên thì biết :
- Ngày hoàng đạo của tháng giêng và tháng 7 âm lịch là những ngày tý, sửu, tị, mùi.
- Ngày hắc đạo của tháng giêng và tháng 7 âm lịch là những ngày ngọ, mão, hợi, dậu.

 





Giờ hoàng đạo là gì? Cách chọn giờ hoàng đạo


Theo phong tục cổ truyền, khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt đều phải chọn giờ hoàng đạo. Trừ trường hợp đặc biệt, ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc.
Để chọn ngày hoàng đạo, có thể xem phần "Chọn ngày kén giờ" Phan Kế Bính. Chúng tôi cũng giới thiệu một phương pháp đơn giản giúp bạn không biết chữ Hán cũng có thể tự xem được giờ hoàng đạo.
- Trước hết xem lịch để biết ngày hàng chi là ngày nào (từ tý đến hợi).
Một ngày đêm âm lịch là 12 giờ (2 tiếng đồng hồ là một giờ), bắt đầu là giờ tý (chính là 12 giờ đêm) theo thứ tự : Tý, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi.
Mỗi câu lục bát sau đây có 14 chữ: Hai chữ đầu chỉ 2 ngày, chhứ 3 chỉ giờ tý, chữ thứ 4 chỉ giờ sửu, lần lượt theo thứ tự từ chữ thứ 3 đến chữ 14 chỉ từ giờ tý, sửu, dần, mão...xem trong bảng, thấy chữ nào có phụ âm đầu là chữ "Đ" thì đó là giờ hoàng đạo. Phân tích tỷ mỉ hơn thì đó là các giờ: Thanh long, Minh đường, kim đường, thiên lương, ngọc đường, hoàng đạo
Bảng tính giờ hoàng đạo




























Ngày /Giờ
Sửu
Dần
Mão
Thìn
Tỵ
Ngọ
Mùi
Thân
Dậu
Tuất
Hợi
Dần, Thân
Đi
Đứng
Bình
Yên
Đến
Đâu
Cũng
Được
Người
Quen
Đón
Chào
Mão, Dậu
Đến
Cửa
Động
Đào
Tiên
Đưa
Đón
Qua
Đèo
Thiên
Thai
Thìn, Tuất
Ai
Ngóng
Đợi
Ai
Đường
Đi
Xuôn
Sẻ
Đẹp
Đôi
Bạn
Đời
Tỵ,
Hợi
Cuối
Đất
Cùng
Trời
Đến
Nơi
Đắc
Địa
Còn
Ngồi
Đắn
Đo
Tý , Ngọ
Đẹp
Đẽ
Tiền
Đồ
Qua
Sông
Đừng
Vội
Đợi
Đò
Sang
Ngang
Sửu, Mùi
Sẵn
Kẻ
Đưa
Đường
Băng
Đèo
Lội
Suối
Đem
Sang
Đồn
Điền



Ví dụ: Xem bảng trên biết được : ngày dần hoặc ngày thân thì giờ hoàng
đạo đóng ở các giờ: Tý, sửu, thìn, tỵ, mùi, tuất.